Khi gặp nghiệp vụ Cấp bù học phí, tiết kiệm chi 10%, Giữ 2% BHXH phải làm thế nào?

Navigation:  Những câu hỏi thường gặp >

Khi gặp nghiệp vụ Cấp bù học phí, tiết kiệm chi 10%, Giữ 2% BHXH phải làm thế nào?

Previous pageReturn to chapter overviewNext page

1. Nghiệp vụ 01: Cấp bù học phí

 Nội dung: NSNN cấp bù học phí cho các đối tượng được miễn giảm, hưởng học phí

 Thực hiện: 

oBước 01:Khi được cấp có thẩm quyền giao dự toán về cấp bù miễn, giảm học phí cho đơn vị, căn cứ vào Quyết định giao dự toán NSD hạch toán Nợ 008 trong Kho bạc\Nhận dự toán

oBước 02: Khi đơn vị rút dự toán ngân sách chi cấp bù miễn, giảm học phí sang tài khoản tiền gửi thu học phí tại KBNN, NSD hạch toán Nợ TK 112/Có TK 5111: nguồn cấp bù; cấp phát và nghiệp vụ chọn là Ghi thu- ghi chi. Đồng thời phản ánh số chi cấp bù học phí, căn cứ chứng từ chi NSNN ghi Nợ 6612/Có 4612, Mục 7750, Tiểu mục 7766 nguồn NS, cấp phát Dự toán, Nghiệp vụ Thực chi.

oBước 03: Khi đơn vị chi tiền số tiền được NSNN cấp bù miễn, giảm học phí căn cứ vào chứng từ chi tiền NSD hạch toán Nợ TK 6612/Có TK 112: nguồn cấp bù; cấp phát và nghiệp vụ chọn là Ghi thu- ghi chi.

o Bước 04: Cuối kỳ Ghi thu, ghi chi: Lập bảng kê ghi thu, ghi chi để chương trình kết chuyển Nợ TK 5111/Có TK 4612. Trong trường hợp đến cuối kỳ, đơn vị chưa có chứng từ ghu thu ghi chi NSNN thì NSD hạch toán Nợ 5111/Có 521. Sang kỳ kế toán sau, khi có chứng từ ghi thu ghi chi NSNN thì NSD hạch toán Nợ 521/Có 4612

Lưu ý: Theo công văn hướng dẫn thì bút toán kết chuyển Nợ 5111/Có 4612 ghi Mục 2500, Tiểu mục 2501 và như thế in các báo cáo báo cáo F02-1H mẫu tiểu mục; Mẫu 02-SDKP/ĐVDT; S43-H: Sổ tổng hợp sử dụng nguồn kinh phí (mẫu tiểu mục) ; S43-H: Sổ tổng hợp sử dụng nguồn kinh phí sẽ bị âm ở Mục/Tiểu mục chi mà lại dương ở Mục/Tiểu mục kết chuyển trên chỉ tiêu Kinh phí chưa sử dụng chuyển kỳ sau. Và phần mềm chưa giải quyết được nghiệp vụ trong lưu ý này.

2. Nghiệp vụ 02: Hạch toán tiết kiệm chi 10%

 Nội dung: Theo quy định thì mỗi đơn vị sử dụng ngân sách cần tiết kiệm 10% kinh phí thường xuyên, không thường xuyên. Vì vậy trong quá trình hạch toán đơn vị mong điều chỉnh dự toán chi thường xuyên, không thường xuyên sang nguồn tiết kiệm chi 10%

Thực hiện:

oBước 01: Khai báo danh mục nguồn: Vào Danh mục\Mục lục ngân sách\Nguồn kinh phí, khai báo theo nguyên tắc:

Căn cứ nguồn tiết kiệm 10% sử dụng thuộc nguồn Trung ương, Tỉnh, Huyện =>Nhấn chuột vào nguồn cha=> thêm mới 

Mã nguồn phải được bắt đầu với ký tự nguồn cha (Ví dụ Trung ương là 1, Tỉnh là 2, Huyện là 3...)

Tính chất nguồn chọn là 28 (Thực hiện tiết kiệm 10% chi theo Nghị quyết 11)=> Cất

oBước 02: Hạch toán điều chỉnh dự toán: Vào Kho bạc\Điều chỉnh dự toán, hệ thống tự động định khoản Nợ TK 008, 009 căn cứ dự toán đã nhập: Gõ số tiền âm (- tiền) tại cột Số điều chỉnh đối với nguồn kinh phí giảm (tự chủ, không tự chủ..), thêm 1 dòng mới, chọn tiết kiệm 10% vừa thêm ở bước 1, gõ số tiền dương tại cột Số điều chỉnh=> Cất.

3. Nghiệp vụ 03: Hạch toán 2% thai sản giữ lại

 Nội dung: Theo luật bảo hiểm thì háng tháng đơn vị được giữ lại 2% bảo hiểm xã hội để thanh toán cho người lao động, đến cuối quý đơn vị thực hiện quyết toán với cơ quan bảo hiểm.

 Thực hiện

oBút toán 01: NSD hàng tháng tính số BHXH phải trả theo như tỷ lệ hiện nay là 18%, NSD đã vào Sổ cái\Chứng từ nghiệp vụ khác định khoản Nợ TK66121/Có TK3321= 18% tiểu mục 6301

oBút toán 02: NSD chuyển trả tiền BHXH 16%, NSD đã vào Kho bạc\Chuyển khoản Kho bạc định khoản Nợ TK3321/Có TK46121 = 16% tiểu mục 6301 (Xem trên báo cáo Bảng tổng hợp tình hình kinh phí và quyết toán kinh phía đã sử dụng Phần I sẽ bị âm ở chỉ tiêu 10 - Kinh phí chưa sử dụng chuyển kỳ sau do Phát sinh Nợ TK 66121 đang lớn hơn Phát sinh Có TK 46121). Chính là bài toán 2% thai sản giữ lại, và trường hợp này có thể theo dõi theo hai cách như sau:

Cách 01: NSD coi như khoản này là thu hộ chi hộ treo trên TK 3318.

- Bước 01: Người sử dụng (NSD) vào Kho bạc\Chuyển khoản vào Tài khoản tiền gửi hạch toán số tiền 2% giữ lại Nợ TK 1121/Có TK 46121

- Bước 02: NSD vào Sổ cái\Chứng từ nghiệp vụ khách hạch toán Nợ TK 3321/Có TK 3318 số tiền đúng với số tiền đơn vị được giữ lại 2%

- Nếu NSD rút tiền gửi về nhập quỹ về để chi thì NSD vào Tiền mặt\Phiếu thu rút tiền gửi NH, KB hạch toán Nợ TK 111/Có TK 1121. Sau đó NSD chi trả tiền bảo hiểm thanh toán cho người thai sản hạch toán Nợ TK 3318/Có TK 111 tại Tiền mặt\Phiếu chi.

- Nếu NSD không rút tiền gửi về nhập quỹ để chi thì NSD vào Tiền gửi\Chi tiền gửi hạch toán Nợ 3318/Có 1121

- Bước 03: NSD trả lại cho cơ quan bảo hiểm số tiền không chi hết thì hạch toán Nợ TK 3318/Có TK 1121. Với trường hợp nếu đơn vị chi không đủ thì cơ quan bảo hiểm chuyển bổ sung cho đơn vị NSD hạch toán Nợ TK 1121/Có TK 3318

 Cách 02: NSD đưa vào theo dõi trên TK tiền lương 334.

Trường hợp 01: Nếu trong kỳ đơn vị không chuyển 2% từ tài khoản Kho bạc sang TK tiền gửi và cuối kỳ không có phát sinh người được hưởng chế độ thì đơn vị phải lập giấy chuyển tiền trả bảo hiểm, NSD vào phân hệ Kho bạc\Chuyển khoản kho bạc định khoản Nợ TK3321/Có TK46121

Trường hợp 02: Trong kỳ đơn vị chuyển 2% BH giữ lại từ TK Kho bạc sang tài khoản tiền gửi, NSD vào phần hệ Kho bạc\Chuyển khoản kho bạc sang tài khoản tiền gửi định khoản Nợ TK1121/Có TK46121 – Tiểu mục 6301. Nếu cuối kỳ đơn vị không phát sinh người được hưởng chế độ đơn vị lập Ủy nhiệm chi trả cơ quan bảo hiểm, NSD vào phần hệ Tiền gửi\Chi tiền gửi định khoản Nợ TK3321/Có TK1121.        

 Nếu đơn vị rút 2% từ TK tiền gửi BHXH về nhập quỹ để chi chế độ:

 Bước 01: NSD vào phân hệ Tiền mặt\Phiếu thu rút tiền gửi Ngân hàng kho bạc, định khoản Nợ TK1111/Có TK1121

 Bước 02: Xác định số phải thanh toán theo chế độ, căn cứ vào hồ sơ đã được cơ quan bảo hiểm xét duyệt, NSD vào Sổ cái\Chứng từ nghiệp vụ khác định khoản Nợ TK3321/Có TK3341 = 2%

Bước 03: Lập phiếu chi thanh toán chế độ, NSD vào Tiền mặt\Phiếu chi định khoản Nợ TK3341/Có TK1111

Nếu đơn vị không rút tiền mặt về chi mà lập UNC chuyển từ TK tiền gửi thanh toán chế độ cho cán bộ qua TK ATM:

Bước 01: Xác định số phải thanh toán theo chế độ, căn cứ vào hồ sơ đã được cơ quan bảo hiểm xét duyệt, NSD vào Sổ cái\Chứng từ nghiệp vụ khác định khoản: Nợ TK3321/Có TK3341 = 2%

Bước 02: Lập UNC thanh toán tiền chế độ vào TK ATM, NSD vào phần hệ Tiền gửi\Chi tiền gửi định khoản Nợ TK3341/Có TK1121

Trường hợp 03: Nếu khoản 2% giữ lại không đủ để chi khi đó BHXH cấp bù cho đơn vị vào TK tiền gửi.

 Bước 01: Nhập giấy báo có của Kho bạc về số BHXH thanh toán, NSD vào Phân hệ Tiền gửi\Thu tiền gửi định khoản Nợ TK1121/Có TK3321

 Bước 02: Rút tiền gửi về quỹ để thanh toán cho cán bộ, NSD vào Tiền mặt\Rút tiền mặt từ TK NH, KB định khoản Nợ TK1111/Có TK1121

 Bước 03: Tính số phải thanh toán theo chế độ, NSD vào phân hệ Sổ cái\Chứng từ nghiệp vụ khác định khoản Nợ TK3321/Có TK3341

 Bước 04: Chi thanh toán chế độ, NSD vào Tiền mặt\Phiếu chi định khoản Nợ TK3341/Có TK1111

4. Nghiệp vụ 04: Hạch toán tạm ứng dự toán cho năm sau.

Trường hợp 01: Anh/chị muốn số liệu phát sinh này hiển thị cụ thể trên TK 008 dự toán chi hoạt động và trên bảng đối chiếu dự toán kinh phí ngân sách tại Kho bạc (Mẫu số 01) tại năm được tạm ứng dự toán.

    Bước 01: anh/chị tách tiết khoản của TK 0081 - Dự toán chi hoạt động ra thành hai tiết khoản:

- TK 0081.01 – Dự toán chi thường xuyên năm nay

- TK 0081.02 – Dự toán chi thường xuyên năm sau

    Bước 02: Khi được tạm ứng dự toán cho năm sau thì NSD vào Kho bạc\Nhận dự toán: hạch toán Nợ 0081.02 cho Nguồn – Chương – Khoản – Nhóm mục chi được giao dự toán.

Bước 03: Khi đơn vị ra Kho bạc rút dự toán về nhập quỹ thì NSD vào Kho bạc\Nhập quỹ tiền mặt: hạch toán Nợ 1111/Có 46131 – Kinh phí hoạt động năm sau. Sau đó NSD vào Danh mục\Tài khoản\Tài khoản kết chuyển, tại Loại kết chuyển Tài khoản tự động ghi đồng thời NSD thêm cặp kết chuyển khi Có 46131 thì TK ghi đồng thời là Có 0081.02 - Dự toán chi thường xuyên năm sau.

    Bước 04: NSD vào Tiện ích\Thiết lập báo cáo tài chính, chọn đến báo cáo Bảng đối chiếu dự toán kinh phí ngân sách tại Kho bạc (Mẫu số 01) thiết lập thêm công thức cho các chỉ tiêu sau:

- Dự toán giao đầu năm (cột 2): Thêm dòng công thức LKNO 0081.02, cột Nghiệp vụ và cấp phát chọn là Tất cả

- Dự toán năm nay trong kỳ (cột 3): Thêm dòng công thức PSNO 0081.02, cột Nghiệp vụ và cấp phát chọn là Tất cả

- Dự toán năm nay lũy kế đến kỳ báo cáo (cột 4): Thêm dòng công thức LKNO 0081.02, cột Nghiệp vụ và cấp phát chọn là Tất cả

- Dự toán đã sử dụng trong kỳ (cột 6): Thêm dòng công thức PSCO 46131, cột Nghiệp vụ và cấp phát chọn là Tất cả

- Dự toán đã sử dụng số dư đến kỳ báo cáo (cột 7): Thêm dòng công thức LKCO 46131, cột Nghiệp vụ và cấp phát chọn là Tất cả

    Bước 05: Sang năm sau NSD chuyển kinh phí năm sau thành năm nay bằng cách vào chứng từ nghiệp vụ khác hạch toán chuyển nguồn năm sau thành năm nay Nợ 46131/Có 46121.

    Bước 06: Sang năm sau NSD tiến hành chi hoạt động hạch toán Nợ 66121/Có 111 tại Tiền mặt\Phiếu chi.

Trường hợp 02:anh/chị muốn số liệu này chưa hiển thị ở TK 008 – Dự toán chi thường xuyên tại năm được tạm ứng dự toán.

    Bước 01: Khi rút tiền của khoản dự toán tạm ứng cho năm sau thì NSD vào Kho bạc\Nhập quỹ tiền mặt: hạch toán Nợ 1111/Có 46131.

    Bước 02: Sang năm sau khi nhận dự toán thì NSD vào Kho bạc\Nhận dự toán: hạch toán Nợ 0081 cho Nguồn – Chương – Khoản – Nhóm mục chi được giao dự toán, sau đó NSD vào Chứng từ nghiệp vụ khác hạch toán chuyển nguồn năm sau thành nguồn năm nay Nợ 46131/Có 46121. Đồng thời vào chứng từ nghiệp vụ khác hạch toán Có 0081.

    Bước 03: Tiến hành chi hoạt động hạch toán Nợ 66121/Có 111 tại Tiền mặt\Phiếu chi.

Lưu ý: Tương tự với cả hai trường hợp trên nếu phần dự toán tạm ứng cho năm sau nằm là kinh phí không thường xuyên thì NSD dùng TK 0082, nguồn kinh phí sẽ dùng TK 46132 cho năm sau, TK 46122 cho nguồn năm nay và chi ra thì hạch toán vào TK 66122.