Phiên bản R21

Navigation:  Lịch sử phát triển >

Phiên bản R21

Previous pageReturn to chapter overviewNext page

Show/Hide Hidden Text

Các vấn đề đã phát triển trong phiên bản R21

oKế toán muốn khi in Sổ TSCĐ hiển thị thông tin Số hiệu TSCĐ là mã tài sản và lý do ghi giảm chi tiết theo từng tài sản để có thể thấy ngay thông tin về tài sản và lý do ghi giảm ngay trên sổ TSCĐ.

oKế toán mong muốn tính lương cho cán bộ nghỉ thai sản vẫn tính được các khoản phụ cấp mà cán bộ vẫn được hưởng khi nghỉ thai sản.

Trên khoản lương bổ sung tích chọn "Được hưởng khi nghỉ thai sản", chi tiết xem tại đây

Trên danh mục cán bộ bổ sung tích chọn "Nghỉ thai sản", chi tiết xem tại đây. Trong thời gian cán bộ nghỉ thai sản thì cán bộ chỉ được hưởng những khoản lương tích chọn "Được hưởng khi nghỉ thai sản"

oKế toán muốn in báo cáo B02-H phần II thể hiện chi tiết theo từng nguồn hạch toán để dễ đối chiếu số liệu với các báo cáo khác theo từng nguồn hạch toán

oKế toán muốn lặp lại tiêu đề và chữ ký ở các trang khi in bảng kê chứng từ thanh toán để đáp ứng yêu cầu của kho bạc

Đối với một số địa bàn kho bạc mong muốn trên mỗi trang bảng kê sẽ có chữ ký đóng dấu để xác nhận đã kiểm tra trang bảng kê đó.

Để đáp ứng cho trường hợp này khi in bảng kê anh/chị tích chọn vào"Lặp lại tiêu đề và chân chữ ký ở mỗi trang"

R21-BK

oKế toán muốn in Báo Cáo thu chi hoạt động sản xuất kinh doanh - mẫu ngang theo nhiều hoạt động được đẹp và cân đối hơn khi có ít hoạt động (hiện tại cách thể hiện trên trang báo cáo chưa đẹp)

oKế toán mong muốn xuất khẩu được báo cáo ra excel chỉ hiển thị dưới dạng dữ liệu thô (chỉ có số liệu theo từng chỉ tiêu) để dễ dàng thiết lập công thức để đối chiếu với các báo cáo khác và chứng từ

o Kế toán muốn số thuế GTGT khấu trừ phải tính đúng theo bảng kê mua vào, bán ra đã lập để đảm bảo số liệu khấu trừ được chính xác  phát sinh thực tế

oYêu cầu tính đúng số hao mòn năm của tài sản sau khi cập nhật thông tư 162/2014/TT-BTC theo hướng dẫn của Bộ Tài chính

Trên danh mục tài sản bổ sung thêm thông tin "Số năm sử dụng" còn lại và "Đến năm", chi tiết xem tại đây

Số năm sử dụng còn lại: Nếu tài sản là tài sản mới thì số năm sử dụng còn lại là số năm sử dụng của tài sản. Nếu tài sản là tài sản cũ thì số năm sử dụng còn lại  = giá trị còn lại/Hao mòn năm (nếu chia ra số lẻ dưới 5 thì làm tròn xuống, lớn hơn bằng 5 thì làm tròn lên)

Đến năm: Là năm cuối cùng sử dụng tài sản

Khi đánh giá lại tài sản bổ sung thêm thông tin: "Năm bắt đầu áp dụng", "Số năm sử dụng" còn lại và "Đến năm", chi tiết xem tại đây

Năm bắt đầu áp dụng: thể hiện năm bât đầu áp dụng chứng từ đánh giá lại. Nếu tài sản được đánh giá lại trước khi tính hao mòn thì năm bắt đầu áp dụng là năm thực hiện đánh giá lại. Nếu tài sản được đánh giá lại sau khi tính hao mòn thì năm bắt đầu áp dụng là năm sau